Các công trình xây dựng trên thế giới được đánh giá tiêu chuẩn về công trình xanh thông qua các chứng chỉ khác nhau. Những tiêu chí này được thiết lập để đánh giá mức độ xanh công trình, nhằm đáp ứng được sự phát triển bền vững - Cân bằng giữa tài chính và môi trường. Nổi bật trong số đó là chứng chỉ EDGE. Cùng Italand tìm hiểu chi tiết về tiêu chí này.
Chứng chỉ EDGE- Hệ thống chứng nhận công trình xanh quốc tế
Chứng chỉ EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies) là một hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh nhằm thúc đẩy việc xây dựng các công trình bền vững, sử dụng tài nguyên hiệu quả và thân thiện với môi trường. Qua đó giúp giảm phát thải nhà kính và khắc phục được nhiều vấn đề về môi trường, khí hậu.
Chứng chỉ EDGE tập trung vào các giải pháp kỹ thuật xanh, sử dụng năng lượng hiệu quả song phải cân bằng với tối ưu kinh tế. Nó có thể được áp dụng cho nhiều loại hình công trình khác nhau, từ nhà ở, chung cư, khách sạn cho đến văn phòng, trung tâm thương mại,… Mục tiêu chính của chứng chỉ này là khuyến khích chủ đầu tư tập trung vào việc xây dựng và phát triển các công trình mang tính bền vững như: Giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng,...
Khái niệm chứng nhận EDGE là gì
Khoảng 30 năm trở lại đây, thế giới tập trung hướng tới việc xây dựng các "Công trình xanh" - Được hiểu đơn giản là công trình giảm thiểu tác hại đến môi trường, đồng thời tiết kiệm tài nguyên một cách hiệu quả. Tuy nhiên, không thể đánh giá một cách chung chung để khẳng định một công trình có phải công trình xanh hay không. Các nước tiên tiến đã tiến hành xây dựng bộ công cụ (Hệ thống đánh giá) công trình xanh tuỳ theo từng quốc gia.
Hệ thống đánh giá EDGE được xây dựng và phát triển vào năm 2011 bởi Tổ chức tài chính thế giới (ICF) - Một thành viên của Nhóm Ngân hàng thế giới. Tổ chức này đã phát triển EDGE như một giải pháp thúc đẩy việc xây dựng công trình bền vững và hiệu quả tại các quốc gia đang phát triển. Chứng chỉ EDGE đã được công nhận và áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
5 tiêu chí cơ bản để đánh giá một công trình xanh bao gồm:
Chứng chỉ xanh EDGE không chỉ là một công cụ đánh giá hiệu suất môi trường của các công trình mà hơn thế còn thúc đẩy sự phát triển bền vững, tạo ra những thay đổi tích cực trong cộng đồng và xã hội. Việc áp dụng tiêu chuẩn EDGE vào thực tiễn có thể mang đến nhiều lợi ích như sau:
Có thể thấy, chứng chỉ EDGE mang đến rất nhiều lợi ích quan trọng, không chỉ đối với môi trường sống, môi trường tự nhiên mà còn có nhiều lợi ích về mặt kinh tế – xã hội. Điều này góp phần to lớn vào mục tiêu phát triển một tương lai bền vững trên toàn cầu.
Chứng chỉ EDGE mang lại nhiều lợi ích thiết thực
Chứng chỉ EDGE là chứng chỉ công trình xanh được nhiều quốc gia sử dụng hiện nay. Chứng chỉ này hiện đang giúp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên với những con số cực kỳ ấn tượng. Cụ thể:
Để đạt được chứng nhận EDGE, các công trình phải đạt được mức giảm tối thiểu 20% trong việc sử dụng năng lượng, nước và vật liệu xây dựng so với một tòa nhà tiêu chuẩn. Mục tiêu là giúp các chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế và xây dựng công trình tiết kiệm đáng kể tài nguyên, bảo vệ môi trường đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh về mặt chi phí. Dưới đây là các tiêu chuẩn đánh giá cơ bản của chứng chỉ EDGE:
Tiêu chí về năng lượng của EDGE tập trung vào các biện pháp có thể áp dụng để giảm mức tiêu thụ năng lượng của tòa nhà so với các công trình thông thường có cùng quy mô. Một vài biện pháp mà chủ đầu tư có thể áp dụng như:
Những biện pháp này không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn giảm chi phí vận hành công trình, đồng thời tạo ra một môi trường sống và làm việc lành mạnh.
Xây dựng toà nhà đạt chứng chỉ EDGE giúp tiết kiệm năng lượng
Tiết kiệm tài nguyên nước là một trong ba tiêu chí đánh giá quan trọng của chứng chỉ EDGE. Tiêu chí này tập trung vào việc đánh giá và thúc đẩy các biện pháp giảm mức tiêu thụ nước trong các công trình xây dựng so với các dự án cùng quy mô. Trong đó có thể bao gồm:
Tiêu chí này của EDGE tập trung vào việc giảm thiểu tác động của tòa nhà lên môi trường trong suốt vòng đời từ thiết kế, thi công đến vận hành và tháo dỡ. Theo đó, các dự án xanh phải sử dụng các vật liệu xây dựng và tài nguyên tự nhiên có nguồn gốc bền vững, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, các giải pháp tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu cũng rất được khuyến khích nhằm hạn chế rác thải và bảo vệ môi trường tự nhiên.
Dựa vào các tiêu chí kể trên cùng với việc tính toán, đo lường bằng phần mềm EDGE, doanh nghiệp có thể xác định được mức độ tiết kiệm và hiệu quả của dự án so với các công trình có cùng quy mô.
Tùy thuộc vào mức độ tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và hiệu quả của dự án so với các công trình có cùng quy mô, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ EDGE với mức độ đánh giá tương ứng. Chứng nhận EDGE hiện được chia thành 3 cấp độ đánh giá.
Đây là cấp độ cơ bản của chứng nhận EDGE, đòi hỏi dự án phải đạt mức tiết kiệm tối thiểu 20% năng lượng, nước và vật liệu so với công trình thông thường.
Dự án đạt chứng nhận EDGE Certified cần đạt từ 10 – 19 điểm. Cấp độ này chứng minh rằng công trình đã áp dụng những biện pháp cơ bản để tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu tác động môi trường.
EDGE Advanced yêu cầu các công trình phải tiết kiệm tối thiểu 40% năng lượng, nước và tài nguyên so với công trình thông thường. Chứng nhận EDGE Advanced thể hiện một cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy xây dựng bền vững và giảm phát thải carbon.
Để đạt chứng chỉ này, dự án cần có từ 20 – 29 điểm. EDGE Advanced cũng có thể được đánh giá là "Zero Carbon Ready", có nghĩa là công trình có khả năng giảm thiểu hoàn toàn lượng khí thải carbon trong tương lai.
Đây là cấp độ cao nhất của chứng nhận EDGE, đòi hỏi dự án phải đạt được mức tiết kiệm ít nhất 50% năng lượng, nước, vật liệu, và sử dụng 100% năng lượng tái tạo hoặc bù đắp lượng carbon phát thải so với các công trình thông thường.
Các công trình đạt chứng chỉ EDGE Zero Carbon không chỉ đáp ứng các tiêu chí về tiết kiệm năng lượng và tài nguyên mà còn thể hiện sự tiên phong trong việc xây dựng công trình không phát thải carbon. Dự án cần đạt từ 30 điểm trở lên để được cấp chứng nhận này.
Chứng nhận EDGE Zero Carbon giúp khẳng định vị thế của các doanh nghiệp trong việc xây dựng công trình xanh, bền vững và thân thiện với môi trường.
3 cấp độ của chứng chỉ EDGE
Tiêu chuẩn EDGE hiện đang được sử dụng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ưu điểm của chứng nhận này là tính thuận tiện, đơn giản đồng thời tối ưu chi phí, phù hợp với nhiều doanh nghiệp. Quy trình xin cấp chứng nhận công trình xanh EDGE cũng khá đơn giản, được chia thành 2 giai đoạn chính gồm: giai đoạn thiết kế và giai đoạn xây dựng.
Tổng chi phí đăng ký, đánh giá và cấp chứng chỉ EDGE thường dao động từ 2.000 – 8.000 USD cho các công trình có quy mô từ 5.000 – 50.000m2.
Thông tin từ Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cho biết, đến hết quý 3/2024, Việt Nam có tổng số 232 công trình đạt chứng nhận xanh EDGE với hơn 5,1 triệu m² sàn.
CARDINAL COURT là dự án đầu tiên của Phú Mỹ Hưng đạt chứng chỉ công nhận công trình xanh EDGE, toàn bộ vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh, điện đều được lựa chọn dựa theo tiêu chuẩn cao và thân thiện với môi trường.
Dưới đây là tổng hợp một số công trình xây dựng tại Việt Nam đã đạt chứng chỉ EDGE:
Dự án TD Tower - TP.HCM đạt chứng chỉ EDGE
Hệ thống chứng chỉ EDGE đem lại nhiều lợi ích trong việc đánh giá công trình xanh. Đây là chứng chỉ đảm bảo được đầy đủ các yếu tố để xây dựng được một công trình xanh mà không quá khó khăn trong việc xin cấp chứng nhận và đánh giá. Việc áp dụng tiêu chuẩn EDGE vào thực tiễn không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho chủ đầu tư và người sử dụng mà hơn thế còn góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai bền vững.