Theo quy định của thông tư 133 do Bộ Tài chính ban hành thì việc hạch toán kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh cuối kỳ nhất định phải thực hiện và thực hiện theo quy định. Với mỗi doanh nghiệp, yêu cầu phải hạch toán một cách cụ thể về chi phí quản lý kinh doanh của mình.
Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm 2 loại chi phí đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bao gồm các loại chi phí thực tế phát sinh trong quá trình kinh doanh, buôn bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của công ty. Chi phí này đa dạng các khoản, cơ bản là: chi phí chào hàng tư vấn, chi phí quảng cáo sản phẩm…
Ngoài ra, còn có chi phí bảo hiểm sản phẩm hàng hóa; bảo quản, vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, tiền đầu tư vào các công cụ lao động, thiết bị máy móc… cũng được liệt kê vào chi phí hàng hóa này.
Trước khi tìm hiểu tiền thuê văn phòng hạch toán vào tài khoản nào thì tìm hiểu chi phí quản lý doanh nghiệp là yêu cầu tiên quyết. Không chỉ đơn vị đi thuê mà đơn vị cho thuê cũng cần hạch toán cho thuê văn phòng.
Với các công ty, loại chi phí quản lý doanh nghiệp này bao gồm các chi phí quản lý chung đáp ứng nhu cầu vận hành của công ty. Chủ yếu là tiền lương cho cán bộ công nhân viên, tiền phúc lợi cho nhân viên, tiền chi trả cho bảo hiểm xã hội nộp cho nhân viên để nhân viên đảm bảo quyền lợi…
Ngoài ra, các khoản tiền mà công ty “đổ vào” việc đầu tư cải tạo hạ tầng, kỹ thuật, thiết kế và thi công mặt bằng làm việc… cũng tính là chi phí quản lý doanh nghiệp.
Với những công ty không có sẵn mặt bằng làm việc, phải đi thuê đất hoặc thuê văn phòng của đơn vị khác thì phải trả tiền thuê mặt bằng, thuê đất. Tất cả các khoản này thuộc chi phí quản lý kinh doanh. Đặc biệt, phải được kế toán công ty (nội bộ hoặc thuê ngoài) hạch toán cụ thể nhằm mang kết quả báo cáo với văn phòng thuế tại địa phương – nơi mà công ty hoạt động. Như vậy mới đảm bảo hợp pháp.
Theo đó, tiền thuê văn phòng nằm trong chi phí quản lý doanh nghiệp, thuộc chi phí quản lý kinh doanh. Hạch toán chi phí này không được ghi giảm chi phí kế toán. Các khoản chi này được điều chỉnh trong quyết toán thuế Thu nhập Doanh nghiệp để làm tăng số thuế Thu nhập Doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần nộp đầy đủ, không có ngoại lệ.
Việc thuê nhượng nhà giữa các cá nhân với nhau vốn đã không dễ dàng, cũng cần phải có hợp đồng nếu như muốn bảo đảm quyền lợi. Với việc thuê mặt bằng công ty còn yêu cầu tuân thủ nhiều quy định hơn, bởi liên quan giữa nhiều công ty, đơn vị với nhau. Bên cạnh đó, phải áp dụng các quy định về khoản chi quản lý doanh nghiệp theo Pháp luật.
Lưu ý khi hạch toán: tiền thuê văn phòng bắt buộc phải chuyển khoản từ tài khoản của bên thuê tới tài khoản của bên cho thuê. Đi kèm với đó, nhất định phải có giấy chứng nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ chuyển khoản.
Còn trường hợp doanh nghiệp thuê mặt bằng công ty của cá nhân (hộ gia đình). Lúc này, không phải đóng thuế VAT. Việc tiền thuê văn phòng chuyển khoản vào tài khoản không bắt buộc. Tuy nhiên, luôn cần cẩn thận chuẩn bị biên bản đã nhận tiền thuê nhà kèm theo chữ ký xác nhận của chủ nhà (cá nhân, hộ gia đình cho thuê).
Bộ phận kế toán trong mỗi công ty cần hạch toán chi phí thuê văn phòng theo quy định để đảm bảo việc hạch toán diễn ra nhanh chóng, chính xác.
Nếu công ty đã thanh toán trước (trả trước) chi phí thuê văn phòng, cần dựa vào chứng từ thanh toán, hợp đồng thuê, sau đó, kế toán sẽ tiến hành hạch toán cụ thể:
Còn trường hợp doanh nghiệp thanh toán chi phí thuê văn phòng định kỳ mỗi tháng. Hoặc trường họp hàng tháng doanh nghiệp sẽ nhận được hóa đơn yêu cầu chi trả tiền thuê văn phòng thì kế toán cần hạch toán như sau: Nợ TK 154, 627, 641, 642.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cơ bản về vấn đề tiền thuê văn phòng hạch toán vào tài khoản nào và các thông tin chung liên quan tới việc hạch toán chi phí quan trọng này của các công ty. Liên hệ ngay với ItaLand để tìm hiểu nhiều thông tin hơn nữa nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: