Tiêu chuẩn LEED trong thiết kế văn phòng xanh

06/01/2025
Tiêu chuẩn LEED trong thiết kế văn phòng xanh được khá nhiều người quan tâm. Vậy tiêu chí đánh giá như thế nào? Thang điểm ra sao? Những toà nhà nào ở Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn này? Cùng Italand tìm hiểu chi tiết.

Việc xây dựng công trình dù lớn hay nhỏ đều tác động tới môi trường. Tiêu chuẩn LEED ra đời nhằm đánh giá những tác động đó. Đây là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu trên thế giới về xây dựng bền vững, không chỉ đánh giá khả năng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn LEED còn đề cập tới tính sáng tạo và giá trị bền vững mà công trình mang lại. Hãy cùng ICADVietnam khám phá tiêu chuẩn LEED trong thiết kế văn phòng xanh thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tiêu chuẩn LEED trong thiết kế văn phòng xanh

Tiêu chuẩn LEED trong thiết kế văn phòng xanh

Tổng quan tiêu chuẩn LEED là gì?

LEED (Viết tắt của Leadership In Energy & Environment Design) là một hệ thống đánh giá và chứng nhận công trình xanh sử dụng rộng rãi, được ban hành bởi USGBC – US Green Building Council. Công trình được chứng nhận LEED phải là một kiến trúc xanh bền vững, hiệu quả năng lượng, cải thiện môi trường từ giảm thiểu lượng khí thải carbonic đến thúc đẩy chất lượng môi trường bên trong công trình.

Ra đời năm 1995 tại Hoa Kỳ, LEED nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn hàng đầu về xây dựng xanh trên toàn cầu. Đến nay, tiêu chuẩn này vẫn giữ vị trí cực kỳ quan trọng và phổ biến. Đã có hơn 190.000 công trình tại hơn 186 quốc gia trên thế giới đạt chứng nhận LEED.

Mục tiêu của LEED là thúc đẩy việc thiết kế và xây dựng các công trình “tôn trọng” môi trường sống, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Tiêu chuẩn LEED là gì?

Tiêu chuẩn LEED là gì?

Tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn LEED

Theo thông tin cập nhật mới nhất, bộ tiêu chí đánh giá hoàn chỉnh của LEED gồm những tiêu chí bền vững sau:

Thiết kế địa điểm bền vững (Location and Transportation) (26 điểm)

Tiêu chí đầu tiên là đánh giá việc chọn địa điểm và khả năng tiếp cận các phương tiện giao thông công cộng. Hiện nay, xu hướng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng đang dần thay thế phương tiện cá nhân. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro ô nhiễm bầu khí quyển đồng thời tiết kiệm năng lượng – những nguồn lực đang dần khan hiếm và đắt đỏ.
Địa điểm bền vững gắn với phương tiện bền vững đang được khuyến khích trong xếp hạng tiêu chuẩn LEED. Các công trình có điểm số này cao thường được đặt tại các quốc gia phát triển với mạng lưới giao thông công cộng hoàn thiện và đồng bộ.

Vị trí xây dựng bền vững (Sustainable Sites) (4 điểm)

Vị trí xây dựng bền vững trong hệ thống đánh giá tiêu chuẩn LEED V4 nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa công trình với hệ sinh thái và cơ sở tiện ích xung quanh công trình, tập trung vào việc giảm thiểu tác động môi trường của dự án đối với khu vực xung quanh.

Mục tiêu của hạng mục này là khuyến khích các dự án được xây dựng ở những vị trí thuận lợi, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống tự nhiên.

Một số tiêu chí được đề cao khi đánh giá liên quan đến tỷ lệ diện tích đất bị chiếm dụng, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, sử dụng vật liệu địa phương.

Hiệu quả sử dụng nước (Water Efficiency) (10 điểm)

Tiêu chuẩn văn phòng xanh này đánh giá việc sử dụng nước hiệu quả trong công trình bao gồm lượng nước tiêu thụ trong nhà, ngoài trời, sử dụng hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, bảo vệ nguồn nước ngầm…

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng nước nhằm giảm thiểu lượng nước tiêu thụ, thúc đẩy sử dụng nước hiệu quả và bảo vệ nguồn nước.

Năng lượng và bầu khí quyển (Energy and Atmosphere) (35 điểm)

Hạng mục quan trọng nhất trong hệ thống tiêu chuẩn LEED là năng lượng và bầu khí quyển. Thang điểm đánh giá cho tiêu chuẩn LEED về năng lượng là 33 điểm, bầu khí quyển 2 điểm, tổng điểm 35.

Tập trung những nỗ lực vào việc giảm thiểu tác động môi trường của công trình đối với biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí luôn được đặt lên hàng đầu. Trong bối cảnh môi trường, khí hậu toàn cầu đang bị ảnh hưởng nặng nề từ lượng khí thải, rác thải từ các công trình xây dựng tăng cao, những tiêu chuẩn này càng cần được thắt chặt.

Mục tiêu của hạng mục này là thúc đẩy việc sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Biểu hiện cụ thể thông qua hệ thống chiếu sáng, lọc không khí, các thiết bị tiêu thụ năng lượng giữ vai trò quan trọng trong một kiến trúc xanh lành mạnh.

Vật liệu và nguồn lực (Materials and Resources) (10 điểm)

Vật liệu và nguồn lực là những yếu tố được tiêu chuẩn LEED đánh giá nghiêm ngặt liên quan đến việc sử dụng vật liệu xây dựng và nội thất bền vững.

Vật liệu xây dựng được đánh giá cao trong thang điểm này là những vật liệu tái chế và có nguồn gốc tự nhiên. Có thể liệt kê một số vật liệu xây dựng và thiết kế nội thất bền vững như gỗ (gỗ FSC, gỗ PEFC…), đá tự nhiên (đá hoa cương, đá phiến, đá cẩm thạch…).

Chất lượng môi trường trong nhà (Indoor Environmental Quality) (15 điểm)

Tiêu chí này coi trọng các thông số về chỉ số không khí, oxi, cacbonic, và hệ thống độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ.

Đảm bảo chất lượng không khí trong nhà tốt, giảm thiểu tiếng ồn và ô nhiễm ánh sáng, đồng thời tạo ra không gian tiện nghi và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng là những đích đến của tiêu chí đánh giá này.

Hạng mục này trong tiêu chuẩn LEED khuyến khích các công trình hướng tới sự bền vững, an toàn và hài lòng cho người sử dụng – những người chịu tác động trực tiếp trong quá trình vận hành công trình sau khi đã được nghiệm thu.

Tính đổi mới trong thiết kế (Innovation in Design) (6 điểm)

Tính đổi mới trong thiết kế kiến trúc là một tiêu chuẩn LEED đánh giá cao trong bối cảnh xu hướng thiết kế bền vững phát triển và cần có sự đột phá, khác biệt hóa.

Một số tiêu chí chính được đề cập đến là thiết kế kiến trúc mới, công nghệ tân tiến trong xây dựng và vận hành công trình.

Mục tiêu nhằm ghi nhận và khen thưởng các dự án áp dụng giải pháp thiết kế vượt trội về mặt môi trường và xã hội, đồng thời góp phần nâng cao hiệu suất và chất lượng của công trình.

Ngoài 7 tiêu chí trên, hệ thống đánh giá tiêu chuẩn LEED trong xây dựng còn đề cập đến một số tiêu chí khác như Khu vực ưu tiên (Regional Priothity) (4 điểm) và Quy trình tích hợp (Integrative Process)…

Phân hạng tiêu chuẩn LEED theo điểm số

Chứng nhận LEED được chia làm 4 cấp độ căn cứ vào mức độ đáp ứng các tiêu chí về thiết kế và xây dựng bền vững.

LEED Certified

Điểm đánh giá: 40 – 49

Tiêu chí: Đây là cấp độ cơ bản nhất của chứng nhận tiêu chuẩn LEED, thể hiện công trình đã đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về thiết kế và xây dựng bền vững. Để đạt được LEED Certified, dự án cần đạt được điểm tối thiểu 40 trong tổng số 110 điểm đánh giá trên tất cả các hạng mục.

LEED Silver Certification

Điểm đánh giá: 50 – 59

Tiêu chí: Chứng nhận Bạc LEED thể hiện rằng công trình đã đạt được mức độ hiệu quả và thân thiện với môi trường cao hơn so với LEED Certified, tương ứng với mức điểm tối thiểu là 50 điểm.

LEED Gold Certification

Điểm đánh giá: 60 – 79

Tiêu chí: Chứng nhận Vàng LEED là cấp độ cao hơn, đòi hỏi công trình phải đạt được hiệu suất môi trường vượt trội. Trung bình mỗi hạng mục đều đạt mức điểm từ khá trở lên. Để đạt được LEED Gold, dự án cần đạt được điểm tối thiểu 60 và đáp ứng các yêu cầu khắt khe hơn trong nhiều hạng mục đánh giá.

LEED Platinum Certification

Điểm đánh giá: 80 – 110

Tiêu chí: Chứng nhận Bạch kim LEED là cấp độ cao nhất và danh giá nhất của hệ thống LEED, dành cho những công trình đạt được hiệu quả môi trường xuất sắc. 

Phân hạng tiêu chuẩn LEED theo điểm số

Phân hạng tiêu chuẩn LEED theo điểm số

Lợi ích và hạn chế của tiêu chuẩn LEED trong thiết kế văn phòng đối với doanh nghiệp

Việc ứng dụng tiêu chuẩn LEED trong thiết kế văn phòng hay các tòa nhà cho thuê văn phòng đang dần trở nên phổ biến không chỉ ở các quốc gia phương Tây mà còn ở các nước đang phát triển.

Ưu điểm của văn phòng tiêu chuẩn LEED

Chứng chỉ LEED là chứng chỉ ghi nhận đánh giá về công trình xanh được công nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việc một tòa nhà văn phòng đáp ứng được tiêu chuẩn LEED khắt khe có thể là một trong những yếu tố khiến các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia lựa chọn làm trụ sở chính, văn phòng làm việc.

Một văn phòng thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ là một công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp quảng bá về hình ảnh thương hiệu, tầm nhìn và sứ mệnh của mình. Từ đó, thu hút được sự quan tâm cũng như đánh giá cao từ phía khách hàng, đối tác và tầng lớp công chúng.

Việc xây dựng văn phòng theo tiêu chuẩn LEED cũng là cách để doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp lý của Chính phủ, cơ quan, tổ chức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Nhược điểm của LEED

Bên cạnh những điểm vượt trội và giá trị thì tiêu chuẩn LEED cũng mang đến một số hạn chế nhất định đối với doanh nghiệp khi muốn xây dựng kiến trúc đạt chuẩn.

  • Để đáp ứng được những yêu cầu, quy định khắt khe để đạt văn phòng xanh bền vững đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư đủ lớn cả về nhân lực và tài chính trong suốt quá trình lên ý tưởng thiết kế, thi công và bảo trì văn phòng. 
  • Đối với những doanh nghiệp xây dựng cao ốc hay tòa nhà văn phòng cho thuê thì con số này sẽ tăng lên gấp bội. Điều này đồng nghĩa với việc giá cho thuê sẽ bị tăng lên so với mặt bằng chung. 
  • Một số các hạng mục trong tiêu chuẩn LEED có thể không phù hợp với đặc thù văn phòng tại Việt Nam. Đây là một trong những lý do khiến cho chủ đầu tư cân nhắc giữa tiêu chuẩn LEED và các tiêu chuẩn kiến trúc khác.

Dù tồn tại nhiều vấn đề, song tiêu chuẩn LEED cho văn phòng xanh bền vững vẫn đang là một trong những hệ thống đánh giá công trình xanh phổ biến và được đánh giá cao tại Việt Nam.

Một số kiến trúc văn phòng đạt tiêu chuẩn LEED tại Việt Nam

Tính đến năm 2024, Việt Nam có hơn 200 công trình đạt chứng chỉ LEED với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 8 triệu mét vuông, trong đó, các tòa nhà văn phòng chiếm tỷ lệ lớn. Cụ thể, một số toà nhà tại Hà Nội và TP.HCM đạt chứng chỉ này đó là:

  • Lancaster Luminaire (Hà Nội) – LEED Gold
  • Lancaster Luminaire (Hà Nội) - LEED Platinum
  • Capital Place (Hà Nội) – LEED Gold
  • Etown Central Tower (TP. Hồ Chí Minh) – LEED Gold
  • The Opus Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh) – LEED Gold
  • Viettel Complex (Hà Nội) – LEED Gold

Xem thêm: Top 10 toà nhà văn phòng đạt chứng chỉ văn phòng xanh tại Hà Nội

Trên đây là toàn bộ những thông tin về tiêu chuẩn LEED – tiêu chuẩn công trình xanh bền vững mà chúng tôi tổng hợp được. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có nhu cầu thuê văn phòng bền vững theo tiêu chuẩn LEED, hãy nhanh tay liên hệ với Italand. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn! 



Zalo
Gọi điện