Thủ tục mở văn phòng đại diện gồm những gì?

18/01/2023
Các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thường sẽ mở văn phòng đại diện. Vậy thủ tục mở văn phòng đại diện gồm những gì?

Lợi ích khi công ty nước ngoài mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

Với việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, các công ty nước ngoài được tuyển dụng nhân viên làm việc, tìm kiếm và phát triển thị trường, xúc tiến cơ hội hợp tác làm ăn với các đối tác tại Việt Nam.

Việt Nam sẽ cấp phép có thời hạn 05 năm cho những văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân ở nước ngoài. Người lao động nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện ở Việt Nam sẽ được cấp phép lao động và thẻ tạm trú hai năm.

Thủ tục mở văn phòng đại diện gồm những gì?

Văn phòng đại diện có thể hỗ trợ các công việc kinh doanh cho công ty mẹ nhưng lại dễ quản lý, tránh được những rủi ro phát sinh từ các thủ tục hành chính như: không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, không phải thực hiện lập sổ kế toán hay kiểm toán độc lập, cũng như báo cáo tài chính… Với những ưu điểm như vậy, văn phòng đại diện là lựa chọn tối ưu nhất cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Điều kiện để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 7, Nghị định 07/2016/NĐ-CP, thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép mở văn phòng đại diện khi đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Có ít nhất 01 năm hoạt động tính đến ngày đăng kí.
  • Nếu giấy đăng ký kinh doanh của công ty có thời hạn thì thời hạn đó còn ít nhất 01 năm tình từ ngày nộp hồ sơ.
  • Nội dung hoạt động của văn phòng phù hợp với luật pháp Việt Nam và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Nếu nội dung hoạt động của văn phòng đại diện chưa phù hợp thì việc thành lập văn phòng phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ.

Thủ tục mở văn phòng đại diện gồm những gì?

Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép mở Văn phòng đại diện

Hoàn thiện hồ sơ là thủ tục đầu tiên mà các doanh nghiệp phải làm khi mở văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc bất cứ đâu. Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (theo mẫu của Bộ Công Thương). Giấy phép này do đại diện pháp nhân của công ty/thương nhân nước ngoài ký.

2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của công ty, thương nhân nước ngoài.

Thủ tục mở văn phòng đại diện gồm những gì?

3. Văn bản của công ty, doanh nghiệp nước ngoài cử hoặc bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện.

4. Bản sao báo cáo tài chính (có kiểm toán) hoặc văn bản xác nhận công ty đã thực hiện nghĩa vụ thuế, hoặc nghĩa vụ tài chính trong năm tài chính gần nhất. Đây là giấy tờ bắt buộc để chứng minh sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp này ở nước ngoài.

5. Giấy tờ liên quan đến người đứng đầu văn phòng đại diện: Bản sao hộ chiếu hoặc giấy CMND hoặc thẻ CCCD (nếu là người Việt Nam). Nếu là người nước ngoài thì cần bản sao hộ chiếu.

6. Những tài liệu liên quan về địa điểm dự kiến đặt Văn phòng đại diện. Thông thường, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ thuê văn phòng đại diện tại các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp. Họ sẽ phải cung cấp những tài liệu liên quan đến địa điểm này cho cơ quan chức năng để đảm bảo tính xác thực.

Thủ tục mở văn phòng đại diện gồm những gì?

7. Văn bản bổ nhiệm, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính, bản sao hộ chiếu… Những giấy tờ này phải dịch ra tiếng Việt; được chứng thực theo những quy định của pháp luật Việt Nam. Cùng với đó, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp phải được cơ quan đại diện ngoại giao / cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận. Nói chung doanh nghiệp phải đảm bảo đủ những thủ tục, giấy tờ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép mở văn phòng đại diện

Về thời gian:

  • Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép mở văn phòng đại diện.
  • Trong trường hợp còn số vướng mắc, Cơ quan cấp giấy phép sẽ xin ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành. Trong vòng 5 ngày sau khi nhận được hồ sơ, Bộ quản lý sẽ có câu trả lời về việc đồng ý hay không đồng ý cho công ty đó mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Nếu không cấp phép, Bộ sẽ có văn bản nêu rõ lý do.

Cơ quan có thẩm quyền: Sở Công Thương các tỉnh / thành phố trực thuộc Trung ương, nơi doanh nghiệp dự kiến mở Văn phòng đại diện.

Trên đây là những điều kiện, hồ sơ thủ tục mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Thông thường, các công ty thường có các bộ phận pháp chế và bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm lo những thủ tục thành lập, sao cho đúng quy định pháp luật của quốc gia sở tại.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:



Zalo
Gọi điện